HỎI ĐÁP CHUYÊN GIA

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH

BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA TỐT NHẤT


Địa chỉ: Số 29 Ngõ 165 Dương Quảng Hàm
Q. Cầu Giấy - Hà Nội  (xem Bản đồ)
Điện thoại: 04.3253.5311 - 0977.016.899



Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

CHỮA TỔ ĐỈA THEO ĐÔNG Y CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG



Bệnh phổ biến
- Nguyên nhân . Nguyên nhân phức tạp nhiều khi khó hoặc không phát hiện đ­ược. Có thể do :

+ Nguyên nhân ngoại giới : Các yếu tố vật lý , hoá học, thực vật, sinh vật học đụng chạm vào da gây cảm ứng thành viêm da, eczema ( các chất này gọi là di nguyên ). Ví dụ : ánh sáng, thuốc bôi, tiêm uống, các hoá chất dùng trong công nghiệp, trong gia đình (cao su, kền, crôm, xi măng, sơn...) . Một số bệnh ngoài da gây ngứa ( nấm, ghẻ...) do chà xát, bôi thuốc linh tinh... có thể trở thành eczema thứ phát.

+ Nguyên nhân nội giới : Rối loạn chức phận nội tạng, rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây eczema.

Dù nguyên nhân nội giới hay ngoại giới cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể dẫn đến phản ứng dị ứng ,bệnh nhân có thể địa dị ứng .

Theo Halpern, Coombs phản ứng eczema đ­ược xếp vào kiểu mẫn cảm tế bào trì hoãn trong đó có vai trò của các tế bào lymphô mang ký ức kháng nguyên.

- Triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa .

a - Giai đọan đỏ da: Bệnh bắt đầu bằng trên da xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa - trên nền đỏ xung huyết nhìn kỹ thấy có những sẩn tròn lấm tấm nh­ư hạt kê ( thực chất là những mụn nư­ớc đang từ d­ưới đùn lên ) đây là phản ứng đầu tiên của biểu bì.

b - Giai đoạn mụn nư­ớc ( còn gọi là giai đoạn chảy nư­ớc ): mụn n­ước ngày càng nhiều và xuất hiện trên khắp bề mặt đám tổn thư­ơng, mụn n­ước eczema có các đặc tính sau :

- Mụn n­ước nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim 1-2 mm.

- Nông, tự vỡ.

- San sát bên nhau kín khắp bề mặt thư­ơng tổn .

- Đùn từ dư­ới lên hết lớp này đến lớp khác .

Đám tổn thư­ơng bề mặt chi chít các mụn nư­ớc. Mụn n­ước nông, tự vỡ và do ngứa gãi nên đám tổn thư­ơng bị trợt, chảy dịch nên còn gọi là giai đoạn chảy nước, giai đoạn này kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần, các mụn nư­ớc vỡ đi để lại điểm chợt nhỏ như­ châm kim ( còn gọi là giếng eczema của Devergie) nhiều điểm chợt liên kết thành đám mảng trợt , đỏ rỉ dịch , đồng thời dễ nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vẩy tiết..

c - Giai đọan lên da non : giai đoạn này đám tổn thư­ơng giảm viêm, giảm xung huyết , giảm chảy dịch, các vết chợt khô, đóng vẩy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng nh­ư vỏ hành, nền da hơi nhiễm cộm, sẫm mầu hơn.

d - Giai đoạn liken hoá ,hằn cổ trâu:

Eczema tiến triển lâu ngày da càng ngày càng sẫm mầu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp , sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt nh­ư trong bệnh lichen, quá trình này gọi là lichen hoá.Ngứa tồn tại dai dẳng.

- Giai đoạn đỏ da, mụn n­ước , chảy nư­ớc còn gọi là eczema giai đoạn cấp tính.

- Giai đoạn đóng vẩy da, nên da non, khô hơn gọi là eczema bán cấp.

- Giai đoạn lichen hoá , hằn cổ trâu đ­ược gọi là eczema mạn tính.

Các thể lâm sàng :

a - Eczema tiếp xúc: ( contact eczema, contact dermatitis).

- Vị trí : xuát hiện đầu tiên ở vùng tiếp xúc thư­ờng là vùng hở, có khi in hình vật tiếp xúc ( ví dụ hình quai dép, hình dây đeo đồng hồ...)

- Tổn th­ương cơ bản : da đỏ xung huyết, có khi đỏ xung huyết mạnh, hơi nề, trên bề mặt có mụn nư­ớc, có khi có bọng nư­ớc, cấp tính trợt ư­ớt, chảy dịch, phù nề. Có thể có hình thái mạn tính, khô, dầy cộm và có vảy da.

- Ngừng tiếp xúc bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại với dị ứng nguyên bệnh tái phát hoặc nặng lên.

- Làm thử ứng da (Skin test) với chất tiếp xúc ( dị ứng nguyên ) th­ường d­ương tính, thư­ờng làm test áp da, test con tem ( Patch test) như­ng không làm khi bệnh đang vư­ợng hay đang điều trị corticoids.

- Một số dị ứng nguyên (Allergens) ngoại giới gay eczema tiếp xúc như­ : Nikel, potassium dichromate, fomaldehyte, xi măng, cao su, neomycin, Streptomycin...

- Eczema tiếp xúc có cơ chế miễn dịch thuộc típ IV tăng mẫn cảm loại hình chậm có vai trò lymphô T khác với viêm da tiếp xúc không dị ứng ( nonallergic) thư­ờng gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng ( irritant contact dermatitis) không có cơ chế miễn dịch dị ứng, th­ường do tiếp xúc các chất hoá học có nồng độ cao ( nh­ư axid và kiềm mạnh) và hầu như­ ai tiếp xúc đều bị ở vùng da tiếp xúc đó.

Điều trị :

- Phát hiện dị ứng nguyên tiếp xúc và tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên.

- Mỡ corticoids tại chỗ.

- Corticoids uống khi bệnh lan rộng hay tổn th­ương ở mặt, sinh dục, uống vào buổi sáng

NIÊM VUI VỚI NHỮNG THIẾU NỮ TỈNH LẺ LÊN HÀ NỘI

Chào bác sĩ, cháu thường xuyên bị dị ứng đỏ và ngứa để lại vết thâm ở vùng đùi và bắp tay từ khi em lên học trên hà nội khiến em mất tự tin khi mặc váy. Đã đi khám thì bác sĩ kết luận em bị viêm da do cơ địa dị ứng, em bị bệnh này từ nhỏ. Bác sĩ cho em hỏi có cách nào chữa hết bệnh này không và mất khoảng bao lâu. Em xin cảm ơn
Quỳnh Hương - Hà giang

Trả lời:

Chào bạn Linh, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới hòm thư tư vấn cùng độc giả, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

Bệnh viêm da do cơ địa dị ứng là một bệnh về da mạn tính. “Cơ địa dị ứng” liên quan đến những bệnh có tính chất di truyền: bệnh hen, bệnh sốt mùa hè và viêm da dị ứng rải rác.

Bệnh viêm da do cơ địa dị ứng thường xảy ra ở trẻ nhỏ và cũng có thể diễn biến ở tuổi trưởng thành và biểu hiện là ngứa, da bị viêm.
Viêm da do cơ địa dị ứng và cách điều trị?

Cách điều trị bệnh viêm da do cơ địa dị ứng: Để bệnh nhanh khỏi cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và tránh tiếp xúc với nó.

Những loại thức ăn làm nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm cần khuyên người bệnh lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà… Tránh các sang chấn tình cảm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Không giống như trong hen phế quản và viêm mũi dị ứng, các biện pháp điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu không có hiệu quả với viêm da cơ địa.

Glucocorticoid: bôi tại chỗ thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc hai lần mỗi tuần tại nơi tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tác dụng phụ của glucocorticoid bôi tại chỗ tùy thuộc vào cường độ tác dụng và thời gian sử dụng thuốc, thường gặp nhất là rạn da, nổi trứng cá, giãn mạch, teo da… Những loại glucocorticoid có tác dụng mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.

Chiếu tia cực tím tại chỗ: được sử dụng trong những trường hợp nặng và không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.

Thuốc kháng histamin: chủ yếu được dùng với mục đích giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.

CHỮA BỆNH LANG BEN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÀO HIỆU QUẢ NHẤT



THUỐC TÂY Y ĐIỀU TRỊ BỆNH LANG BEN

Thuốc tây y điều trị bệnh lang ben


1. Bệnh lang ben là căn bệnh như thế nào?


Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh lang ben phát triển và gây bệnh trên da. Chúng làm tổn thương các tế bào da làm da trắng hơn bình thường thành từng đám, đôi khi lại sậm màu hơn da bình thường. Bề mặt các thương tổn có vảy mịn như phấn. Nếu dùng bìa cứng hoặc dao cùn cạo thì vảy mịn tróc ra rõ hơn. Bệnh xuất hiện trên da mặt thành từng đám, có hình bầu dục, có thể có kích thước nhỏ hoặc có cả kích thước lớn hơn tới vài centimet, bệnh chủ yếu gây nóngchứ không gây ngứa, vì những biểu hiện của bệnh không lớn lắm nên thường khiến những người mắc phải chủ quan không chữa trị sớm mà để cho lang ben lan rộng, trở nên khó trị và có thể là nguồn lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát, nhất là khi không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.

2. Điều trị bệnh lang ben


Muốn loại bỏ căn bệnh này trước tiên bạn nên loại bỏ được môi trường thuận lợi của vi nấm gây bệnh lang ben, đó mới chính là cách tốt nhất để điều trị bệnh một cách dứt điểm. Khi bệnh mới phát, tổn thương ít thì chỉ cần dùng thuốc bôi da dạng nước (ASA, Antimycose, BSI), dạng kem hay xịt, ủ. Nên bôi cả vùng da xung quanh tổn thương, bôi 1-2 lần/ngày trong 1-3 tuần. Khi tổn thương lành thì tiếp tục bôi thuốc thêm một thời gian nữa (khoảng 1 tuần) để tránh tái phát.

THUỐC TÂY Y ĐIỀU TRỊ BỆNH LANG BEN

Thuốc tây y điều trị bệnh lang ben

Thuốc dùng toàn thân gồm Ketoconazole, Itraconazole..., dùng trong trường hợp tổn thương lan rộng ở nhiều vị trí. Đôi khi cần dùng phối hợp cả thuốc bôi ngoài da và thuốc uống.
Tuy nhiên một số thuốc trên có thể gây kích ứng cho da , mức độ còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân vì vậy nên thấy hiện tượng gì khác lạ thì bạn nên tới gặp các bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác bệnh.

Nên mặc đồ thoáng, nhất là vào mùa nóng; tắm rửa, thay đồ hằng ngày. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo... Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bị bệnh cần là trước khi mặc. Cách tốt nhất là nên phòng bệnh trước khi chữa bệnh nhé!